Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Thầy Tôi - Vài nét về Thầy

Share |


Thầy ! là người lùa gió sang bên

Ngồi yên nhìn hỏi bèo về nơi đâu

Một mình chống gậy lên non

Thấy gương đá phẳng tỏa hương đạo huyền.

Thầy tôi, khoác áo xuất sĩ từ một thời làm điệu. Đã Học Phật học tại Cố Đô Huế và được tác thành giới thể Cụ túc tại Phật học viện Hải Đức Nha trang, sau đó tiếp tục tu học ở Quảng Hương Già Lam Sài gòn. Khi trở về Huế, Thầy đảm trách công việc Giáo Thọ cho Tăng ni sinh Phật học viện Báo Quốc, Viện Cao Đẳng Từ Hiếu, Phật Học viện Thuyền Lâm và Lớp thực tập thiền Chánh Niệm tại chùa Phước Duyên – Huế.

Nhân ngày húy nhật cố Đại Lão Hòa Thượng thượng Trí hạ Thủ lần thứ 26. Như mọi năm trước, Thượng Tọa Thái Hòa luôn vào đỉnh lễ, làm lễ tưởng niệm ân sư tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam cũng là dịp ôn lại đạo tình thắm thiết của một thời học Tăng chốn này. Đặc biệt năm nay, Ban Hướng Dẫn GĐPT Gia Định có thỉnh mời Thầy cho bài pháp thoại vào lúc 14 giờ chiều, ngày Chủ Nhật 18-04-2010, nhằm 05-3 Canh Dần, trong khóa tu Bát quan trai giới, với chủ đề : “Nhìn Mọi Sự Hiện Hữu Bằng Con Mắt Thiền Quán” tại giảng đường Tu viện Quảng Hương Già Lam, đường Lê Quang Định – Quận Gò Vấp.

Sau ngày hôm sau vào lúc 19 giờ, 19-04-2010 Thượng Tọa sẽ có buổi giảng pháp – “Đêm Thơ Lời Kinh Trên Biển” tại Chùa Diệu Giác, đường Trần Não, Quận 2 do ban Văn hóa Ni Viện cung thỉnh.

Những ấn phẩm, dịch thuật, chú giải Thầy đã cho in trên 50 tác phẩm có giá trị và nhiều bài viết trên các tờ báo nội san nghiên cứu quốc nội và ở những tạp chí Phật Giáo hải ngoại như là tuần San Pháp Luân, Phật Việt, Tập san Nghiên cứu Phật Học, thư viện Hoa Sen, Nội san Hoa Đàm, Văn Hóa Liễu Quán, GĐPT Thế giới, Đạo Phật Ngày Nay,Phật tử Việt Nam, Diễn Đàn Vẻ Đẹp Phật Pháp, Đại tạng Kinh Việt Nam và tờ Hoằng Pháp do chính Thầy làm cố vấn, cọng tác thường kỳ.

Nhân đây chúng tôi cũng xin hân hạnh giới thiệu những ấn bản đầu tiên của T.T Thái Hòa, Thầy được các nhà học Phật uyên thâm trong và ngoài nước thương mến và tin tưởng như một nhà Luận sư, hành giả Luật học, nhà Văn Học, Tâm Lý Duy Biểu và còn là một nhà thơ với bút danh Tuệ Nguyên.

Ở Việt Nam –và Huế, phần nhiều phật tử rất thương và tin tưởng vào sự tu tập của Thầy và biết Thầy qua các tác phẩm như kinh Pháp Hoa Tinh Yếu, Phổ Môn chú giải, Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải, Lịch Sử Phát Triển Đại Thừa Bồ Tát Giới, Sương đọng ven trời, Giọt nắng ngàn khơi, Đường Mây, Hương Giữa Gió Ngàn, Tay Buông ráng Hồng, Nói với Em, Nói Với Nhà Giáo Dục, Mùa Xuân Chuyển Hóa, Mây Trắng Hỏi Đường Qua, Như dấu chim bay, Lời ru chạm mặt trời, Mây gió Thong dong, Lời Pháp tỉnh lòng mê, Đôi mắt tình xanh biếc,Tình phơi trên đá trắng và gần đây thầy đã cho in thêm hai tác phẩm “Một Thời Làm Điệu” và “Trong Con Mắt Thiền Quán” sẽ là dấu ấn của chủ đề ngày giảng hôm nay.

Đến Với ngày giảng lần này, quí vị có thể nhìn lại chính mình sâu hơn, sống bằng tất cả trái tim thương yêu của mình cho những người ta từng thương quí và đang tiếp tục tin cậy và để có khả năng tiếp xúc bao phép mầu nhiệm của sự sống. Đây là cơ hội quí báu cho chúng ta có cơ hội ngồi thực tập lắng nghe, chuyển hóa sân hận hay buông bỏ những ý niệm qua cái thấy, cái biết hoặc tự làm mới thân tâm của mình với sự thành kính. Thầy nói Pháp, chúng ta là người cảm nhận Pháp và phải sống hết lòng với Pháp, đó mới thực sự là những may mắn lớn là chúng ta được làm con cháu của Thế Tôn.

Những phương pháp thầy trao tặng cho quí vị hôm nay cũng ví như “ đi trong sương lâu ngày thấm áo”. Thầy sẽ giúp đưa chúng ta trở về lại với con đường thực tại, thì giờ hiện tại “ ngay bây giờ và ở đây” để nuôi dưỡng thân tâm luôn có bình an, chế tác sự cảm thông để cho chúng ta mỗi ngày xích lại gần nhau hơn. Biết tưới tẩm hạt giống bao dung và lòng biết ơn của mình đối với cuộc đời, đối với những ân tình. ở Huế, Thầy chúng tôi đã nói Pháp Thoại rất nhiều nơi, như các Niệm Phật Đường, Thiền Đường, các trung tâm thiên nhiên nhưng có lẽ bài Pháp Thoại đặc biệt lần này tại Đất Già Lam – Gia Định là Thầy mong muốn cùng nhau mở ra con đường duy trì phát triển lý tưởng hoằng pháp và nuôi lớn trách nhiệm đối với Tam Bảo. Thật vậy từ lâu Đạo Phật đã có câu “ Vào Nhà Như Lai thì phải : Nói Năng Như Chánh Pháp, Im Lặng Như Chánh Pháp” . Do đó trong buổi giảng Ngày Chủ Nhật tới đây của Thầy tôi, xin quí vị ở xa, quí vị đang ở gần bên và những người con Phật hãy đến với nhau bằng tình thương chân thật, lắng lòng nghe lại nghĩa lý siêu mầu của Thế Tôn cách đây hơn 26 thế kỷ, qua con mắt tuệ giác của người học Phật.

Để giúp quí vị dễ dàng tìm hiểu thêm về những bước đường Hoằng Pháp của Thầy trong những tác phẩm : Hướng đi của chúng ta, Mở lớn con đường, Nói với cõi người ta, Xuân và Thi ca, Tấm cám trong con mắt Thiền, Khung trời vàng cùng với một số tác phẩm lớn của Thầy đang được ban thư viện Tổ Đình Từ Hiếu và Tàng Kinh Các Chùa Phước Duyên lưu giữ như Nhân duyên học, Kinh A Hàm tuyển chú, Đức Phật lịch sử và Siêu lịch sử, Cận trú giới, Kinh dấu ấn chánh pháp ( dịch và chú giải), Kinh bốn lĩnh vực quán niệm ( dịch và chú giải), Kinh thừa tự chánh pháp ( dịch và chú giải), Kinh nhất giả hiền giả ( dịch và chú giải), Kinh Kim Cang tam muội ( dịch và chú giải), Thi kệ và Đại nguyện Tịnh Độ ( chú giải), Bốn mươi tám đại nguyện Tịnh Độ ( dịch và chú giải), Phước Duyên Thiền Uyển, Lịch sử phát triển Bát nhã và hạnh phúc không gì bằng chúng ta được thừa hưởng bộ Luận tinh túy mà Thầy đã chấp bút hơn hai mươi năm qua và còn là bộ sách gối đầu giường của các giảng sư, luật học sư, giáo thọ sư trẻ hiện nay :

- Niềm tin bất hoại đối với Phật

- Niềm tin bất hoại đối với Pháp

- Niềm tin bất hoại đối với Tăng

- Niềm tin bất hoại đối với Thánh Giới.

Thay lời tri ân đến Thầy !
*Tăng Ni Sinh trẻ Sài Gòn


THƯỢNG TOẠ QUẢNG HUỆ- THÁI HOÀ

(1952-…)

Thượng toạ có thế danh là Nguyễn Trí, sinh lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm Nhâm Thìn, tại làng Thành Công, xã Quãng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Năm lên 12 tuổi, Thượng toạ từ giã song thân đến xin xuất gia tại chùa Phước Duyên. Ba năm sau, chú tiểu Nguyễn Trí được thọ sa di tại tổ đình Tây Thiên do hoà Thượng Giác Nhiên làm đàn đầu, và đã được bổn sư đặt cho pháp danh là Quảng Huệ, pháp tự Thái Hoà.

Năm 1973, tại phật học viện Hải Đức- Nha Trang có mở đại giới đàn và Thượng toạ được thọ cụ túc giới tại đây do hoà Thượng Phước Hộ làm đàn đầu, hoà Thượng Trí Thủ làm đàn chủ, hoà Thượng Đức Nhuận làm chánh chủ khảo.

Thượng toạ là một con người thông minh, hiếu học và có tính sáng tạo cao. Thượng toạ đã học Phật học tại viện cao đẳng Phật học Báo Quốc- Huế và Quảng Hương Gìa Lam – Sài Gòn.

Đến năm 1994, tại chùa Từ Hiếu mở viện cao đẳng phật học, Thượng toạ được quý tôn đức cung thỉnh về dạy Phật học cho các tăng sinh tại đây. Hoà Thượng Lương Phương là bổn sư của Thượng toạ đã chấp nhận cho Thượng toạ về thường trú tại chùa Từ Hiếu để thuận tiện cho việc dạy và nghiên cứu. Thượng toạ đã cùng với các tôn đức đào tạo được ba khoá, hai khoá đã tốt nghiệp. Ngoài ra, hằng tuần chủ nhật, Thượng toạ còn dạy giáo lý cho một lớp hơn trăm phật tử trí thức tại chùa Phuóc Duyên. Lớp được gọi tên là Chánh Niệm. và, Thượng toạ cũng đã cố vấn Giaó Hạnh GĐPT Việt Nam góp phần đào tạo nhiều huynh trưởng sơ cấp, Huyền Trang và Vạn Hạnh.

Năm 2000, tại Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị Thượng đỉnh vế tôn giáo , Thượng toạ được gửi thư mời đến tham dự hội nghị. Nhưng Thượng toạ không được xuất ngoại vì chính quyền Việt Nam không cấp giấy thị thực cho Thượng toạ. Đến năm 2001, Thượng toạ đã được Quốc Hội Hoa K ỳ thỉnh cầu viết bản điều trần về tình trạng tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, và bản điều trần ấy đã trở thảnh tư liệu nghiên cứu của các chính khách Hoa Kỳ.

Bên cạnh việc dạy học cho tăng sinh, Thượng toạ còn viết sách và sáng tác thơ. Thượng toạ còn là tác giả của hơn 15 đầu sách, như:

Hương giữa gió ngàn

Tay buông ráng hồng

Những cánh hoa trên đường

Niềm tin bất hoại đối với Phật

Niềm tin bất hoại đối với chánh pháp

Niềm tin bất hoại đối với Tăng

Sương đọng ven trời (thơ)

Giọt nằng ngàn khơi (thơ)

Đường mây (thơ)

Đôi mắt tình xanh biếc

Kinh A Hàm tuyển chú

Thượng toạ là một nhà thơ khá nổi tiếng ở Việt Nam. Hầu hết các bài thơ của Thượng toạ đều đã được các nhạc sỹ Nguyễn Hiệp và Nguyên Đạo phổ thành nhạc. Chúng ta thử đọc một trong những bài thơ của Thượng toạ đã được nhạc sỹ Nguyễn Hiệp phổ thành nhạc để thấy được tính sáng tạo của thi sỹ mang bút hiệu Tuệ Nguyên.

Chiều câm lặng ta nhìn lên sân cỏ

Xem hạ tàng bóng nắng trải về đâu

Nhìn cỏ xanh trong từng niệm pha màu

Đời tôi chảy có bao giờ ngừng lại

Đôi mắt tình ta nhìn vào cỏ dại

Dấu chân ai từng bước dẫm đi qua

Dấu chân ai hờ hững với cỏ hoa

Xin cuối xuống nâng niu loài thảo mộc

Này cỏ ơi, cỏ đâm chồi nảy lộc

Cỏ xanh lên cho cánh bướm chiều bay

Cho đời tươi, cho đời đẹp hôm nay

Cho ta hát bài ca đời có cỏ

Cỏ cho ta lời ca không bỏ ngỏ

Cho màu xanh, xanh mãi giữa cuộc đời

Giữa đất trời giữa sanh diệu đầy vơi

Ta cuối xuống ta ngợi ca tình cỏ

Thượng toạ xây dựng cuộc đời bằng con đường giào dục và sáng tác thơ văn. Lối dạy của Thượng toạ rất mới mẻ và sáng tạo, do đó tuổi trẻ sinh viên rất yêu mến Thượng toạ.Cứ mỗi kì hết hạ hoặc vào tết, khi mà các tăng sinh trở về chùa của mình để đón xuân hoặc thăm viếng, thì chính là lúc Thượng toạ nhập thất để luyện tâm, dịch thuật và sáng tác. Thượng toạ là một con người đặc biệt của Phật giáo Việt Nam. Năm nay Thượng toạ mới 52 tuổi. Chùa Từ Hiếu rạng rỡ như ngày nay thì phải nói đến công sức dạy dỗ và hướng dẫn tu tập cặn kẽ mỗi ngày của Thượng toạ. Và nếu trong tương lai lớp tăng sinh do Thượng toạ đào tạo có đóng góp được những gì cho xã hội và đạo pháp thì đó chính là tâm huyết của Thượng toạ đã bỏ ra cống hiến cho xã hội và đạo pháp.

Cuộc đời của Thượng toạ linh động như áng may bay giữa bầu trời thênh thang,nên những dòng chữ sơ sai này không đủ để diễn tả hết cuộc đời của Thượng toạ một cách trọn, nên có thể mượn bài thơ của Minh Đức Triều Tâm Ảnh tặng Thượng toạ trong dịp xuân Quý Mùi, để diễn tả về cuộc sống và tâm chí của Thượng toạ.

“ lặng lẽ vầng trăng ẩn sỹ

Bốn mùa sao Đẩu sao Ngưu

Tháng năm nụ cười hơi thở

Hạc Hồng đậu áo Tỷ Khưu.”

(TVCP xin trích từ Luận Văn Tốt Nghiệp của Đại Đức Thích Từ Niệm tại Viện Cao Đẳng Từ Hiếu- Huế . Tr.59 - Chùa Từ Hiếu, Qúa Trình Hình Thành và Phát Triển 1847-2002)



... Có lần Thầy giảng về Tánh Không, có hôm Thầy dạy về pháp duyên sinh và có buổi thầy thuyết kinh Tư Niệm Thực. Cái nhìn của Thầy qua các bản kinh và học thuyết, Thầy luôn chuyên chở chúng như những đám mây vô định, Thầy dùng phương tiện tuệ giác để gần với chúng ta, Thầy dạy tất cả chúng ta phải biết trở về với ngọn đèn Giác niệm, để được soi sáng và nhìn thấu các pháp qua con mắt chân như thiền quán. Vô Thường hay vô tướng đối với Thầy luôn là bước thực hành giáo pháp buông xả, cột chặt mình vào mui thuyền giữa nghìn trùng lao xao sóng biển. Thầy xem quan niệm “ nước trắng” như một thực thể không thể thiếu cho bản thân, bản tâm vốn thanh tịnh. Có một Thiền Sư (TS) viết trong tập hồi ký Nẻo Về Của Ý của mình: (Trước lúc TS ra đi, trên con đường tha phương ‘cầu thực’ thì Thầy đã đem theo bên túi áo của mình là hai quả trứng gà. Ngoài hai trứng gà ra Thầy cũng chẳng mang theo thứ gì. Qua đến Mỹ, ngày đêm Thầy luôn ấp ủ đắp chăn bông cho nó, sưởi nó bằng bóng đèn, để hy vọng về một tương lai đẹp hơn. Và có một hôm, hai quả trứng mà Thầy đưa từ Việt Nam qua, nay đã thành hiện thực. Trứng gà tự bung vỡ, miệng Gà được cất tiếng thanh tao giữa lòng tuyết trắng. Trong lá thư Thiền Sư còn dặn một khi con Gà đã mổ được vỏ quả trứng thì ánh sáng bắt đầu chui vào, sự sống mới, có mặt… ). Chính vì thế, sự thực hành giáo pháp hữu vi ( Hiện Tại ) là chân lý tuyệt đối mầu nhiệm của đấng dũng trí nên qua những bài viết, Thầy đã lột tả mọi cái thấy hữu hạn thành con đường tuyệt nhiên bất diệt, như bánh xe khởi hành đưa chúng ta đi tới, nẻo về vầng trăng khuya tỉnh thức. Đã từ lâu, qua nhiều triều đại, Thiền Sư Vạn Hạnh và Lý Thái Tổ trở nên mốc son vững tâm tỏa sáng. Hai vị đã tự biết nuôi nhau, lắng nghe nhau, bảo hộ cho nhau thì tiếng nói kia, hồi kinh kia mới hòa nhập vào nhau, biến thành vách núi vững vệ, dòng suối Tào Khê mát rượi và bóng nâu sòng ẩn ẩn hiện hiện bên hồ tâm tĩnh mặc. Nhưng trong đời này, Thầy sẽ mở ra nhiều lối, trồng nhiều đóa hoa của Giới của Định và Tuệ. Bồi đắp lại, vá lại những tâm hồn rong ruỗi, những mảnh đất khô khan, vắng lặng dài ngày. Một lần nữa, trên hơn 50 tờ báo điện tử, tạp chí Phật Học, Thầy lại dẫn dắt chúng ta cộng trú lục hòa, giữ mô phạm, đạo đức và hành theo chánh pháp của Như Lai hết sức miên mật, lễ độ. Thế cho nên, sự nghiệp độ sanh, hướng dẫn thất chúng của Thầy cũng nhằm vào tư tưởng “ Duy Tuệ Thị Nghiệp” mà ba đời chư Phật, chư Tổ lấy đó làm phương tiện tiếp dẫn hậu lai. Tưởng chừng Thầy đang vạch một vạch nước giữa đôi dòng thuận nghịch ấy. Xin Mời các bậc nhân sĩ hào kiệt, thượng nhân xuất chúng và Phật Tử bước vào “ Vạn nẻo luân hồi, vạn nẻo không này” lưu lại nơi đây một hơi thở…cùng tập sống những ngày đáng sống. ! Đây Tàng Kinh Các, nơi kiết tập kinh sách, dịch thuật, nghiên cứu văn học, lịch sử và những hướng đi của khoa học Phật giáo. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và học hỏi giáo lý Phật Đà của những người con Phật trên khắp năm châu bốn biển. Chư Tăng Ni và Quý Phật tử khắp nơi đã ứng dụng mọi phương tiện Khoa học kỹ thuật hiện đại như một sợi dây liên kết để có thể cùng nhau gặp gở và trao đổi Phật Pháp. Song hành cùng xã hội như vậy, Phật Giáo với sự nghiệp truyền bá giáo lý cũng không nằm ngoài quy luật vận hành của thời đại “Phật Pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Đem Phật Pháp vào đời bằng tất cả phương tiện, tùy duyên, tùy môi trường và tùy hoàn cảnh vàPhật giáo luôn truyền bá giáo lý trên nền tảng căn bản của khế lý và khế cơ, ứng dụng và khế hợp mọi sự thăng tiến của nền khoa học hiện đại cũng như vận dụng mọi sự phát triển của công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công cuộc lăn chuyển bánh xe Pháp, truyền bá giáo lý rộng rải trên thế gian này.Theo tinh thần đó, Chư Tăng Ni cùng Quý Phật tử nhóm biên tập Cổ Pháp đã đồng tâm kiến tạo nên ngôi chùa không gian Paltalk “Room Tàng Kinh Các Online” với ý nguyện phụng sự chúng sanh, thắp sáng ngọn đèn chân lý.


một giọt

sương tan

giữa đất trời

một cành

hoa nở

đẹp ngàn nơi,

lung linh

mặt nhật

muôn màu sắc,

óng ánh

vầng trăng

vạn bóng ngời

bướm trăng xôn xao

ngoài khóm trúc,

chim hồng lặng lẽ

giữa rừng mai,

bóng hoa bình dị

không hương phấn,

nắng quái

sao hoa đẹp diệu vời.

Kỳ hoa-
Thích Thái Hòa

Kính chào Thượng Tọa Thái Hòa,

Trước hết là xin chư Phật và chư Bồ Tát luôn hộ trì Thương Tọa trên đường hóa độ chúng sinh. Đồng thời cảm ơn Thượng Tọa đã có các bài giáo dục giáo pháp cho các anh chị em trí thức trẻ trên Đọt Chuối Non. Các bài của Thượng Tọa luôn giản dị và trực tiếp, rất dễ cho các anh chị em trẻ cảm nhận.

Cũng xin cảm ơn Đại Đức Pháp Bảo đã thường xuyên mang bài của Thượng Tọa vào Đọt Chuối Non.

Nhân đọc bài “Đường xưa Thầy đi”, thấy được tâm ý sâu nặng của Thương Tọa đối với đất nước và đạo pháp, Hoành xin được chia sẻ một chút tâm sự với Thượng Tọa.

Đất nước chúng ta hiện nay quả là ở vào mức đạo đức xuống quá thấp. Các giá trị nhân bản bị coi thường hoặc không biết đến. Đa số người hầu như quan tâm rất ít về đạo đức và tinh thần, mà lệ thuộc vào các giá trị vật chất bên ngoài để định giá con người và định giá chính họ. Chữ Tín hầu như biến mất, chứ nói chi đến chữ Nhân. Và đạo pháp thâm sâu thì chắc là cũng chẳng mấy ai lo học.

Trước tình trạng như vậy, những vị thầy với tâm đạo sâu xa như Thượng Tọa có lẽ là cần nhúng tay tích cực hơn trong việc nâng đỡ nền đạo đức của nước ta.

Và nói đến “đạo đức nước ta” thì có hai lãnh vực—cá nhân và xã hội.

Lãnh vực cá nhân là những khuôn mẫu đạo đức mỗi người lo cho chính mình.

Lãnh vực xã hội là (1) những khuôn mẫu đạo đức mà những những người trong các hệ thống xã hội, giáo dục, chính trị, kinh tế phải hành xử và (2) cách tổ chức những hệ thống đó thế nào để nâng cao giá trị đạo đức cho các hệ thống cũng như cho toàn dân.

Lãnh vực cá nhân là lãnh vực các cha, thầy, ni, sơ, lo xưa nay.

Nhưng lãnh vực xã hội thì hầu như là hoàn toàn bỏ trống. Đây chính là lãnh vực mà mình nghĩ là Thương Tọa, cũng như hàng ngũ tu sĩ của mọi tôn giáo, cần ghé mắt vào tích cực hơn, vì chúng đã bị bỏ bê quá lâu rồi.

Vấn đề là, khi nhúng tay vào các vấn đề của xã hội và hệ thống, chúng ta dễ bị sa lầy vào chính trị, vì phê phán hệ thống thường bị hiểu lầm là làm chính trị. Mà đây là điều hiểu lầm mà Thượng Tọa và các vị tu sĩ không nên có. Vì sao? Vì bản chất của chính trị ngày nay là chia rẽ. Chính trị ngày nay thường có nghĩa là một nhóm người nào đó có cùng mục đích, tư tưởng, hoặc chủ nghĩa, tụ lại với nhau và xem những nhóm khác với mục đích khác, tư tưởng khác, hoặc chủ nghĩa khác, như là người ngoài, nếu không là đối thủ. Chính bản chất chia rẽ đó của chính trị làm cho chính trị trở thành một gánh nặng không cần thiết và không nên có.

Bản chất của những vấn đề xã hội, cũng như bản chất của giáo pháp, là vượt lên trên tất cả mọi khuynh hướng xã hội, mọi khuynh hướng chính trị, mọi khuynh hướng tôn giáo. Chân lý không thể bị đóng khung trong một khung hạn hẹp nào, dù khung đó là gì. Lửa đốt tay thì phỏng, không cần biết người bị đốt là đảng nào, đạo nào, hay không đảng không đạo.

Nếu Thượng Tọa cũng như các vị lãnh đạo các tôn giáo dấn thân vào những vấn đề xã hội, nhưng nhìn vấn đề và đề nghị giải pháp với tư cách của một vị thầy, vượt lên trên mọi chia cách chính trị, tôn giáo và phe nhóm, thì các vị thầy mới có thể có tiếng nói mạnh mẽ, rõ ràng, thuyết phục, vì không bị các chia rẽ ở tầng chính trị, tôn giáo, xã hội làm hoen ố.

Chân lý và sự thật tự nó có sức mạnh thuyết phục, không cần phải có số đông phe nhóm đi với mình. Phe nhóm thường tạo ra chia rẽ nhiều hơn là đoàn kết.

Đó là nói về lý thuyết. Về thực hành thì hiện nay có quá nhiều phe nhóm ở khắp nơi trên thế giới—sống chết với nhà nước VN, chống nhà nước, không quan tâm, hướng về quá khứ, hướng về tương lai, nặng hành lý quá khứ, thong thả cho tương lai... Ngay cả các tổ chức NGOs và báo chí trên thế giới cũng có nhiều khuynh hướng thiên vị khác nhau. Chính vì quá nhiều nhóm như thế, và có sự cạnh tranh đến mức ghen tị nếu không là thù hận của một số nhóm với nhau, cộng với lý thuyết tránh chia rẽ đã nói trên, Thượng Tọa và các vị lãnh đạo các tôn giáo không nên khắng khít với một phe nhóm nào, vì khắng khít với một là bỏ 10, hoặc chống cả 10 không biết chừng. Tốt hơn hết là nên giữ một chút khoảng cách với tất cả, dù là vẫn xem tất cả như anh em trong một nhà. Bồ tát yêu mến tất cả nhưng không nhất thiết là phải nằm ngủ chung với ai cả.

Vấn đề chính lúc này là hóa giải bao nhiêu chia rẽ quanh ta, chứ không phải là tăng chia rẽ bằng cách theo nhóm này, phò trợ phe nọ.

Phật pháp dạy tâm không phân biệt. Nếu chúng ta có thể đối với tất cả như là anh em, khi sai thì nói là sai để chỉnh cho khá thêm, khi đúng thì nói là đúng để khuyến khích, nếu chúng ta đừng để rơi vào các tranh chấp vụn vặt phe nhóm không cần thiết, thì tiếng nói tận đáy trái tim của người anh trong gia đình biết lo cho tất cả mọi anh chị em nhất định sẽ có tính thuyết phục cho tất cả trong nhà. Dù là có thể cần một chút thời gian để mọi anh chị em hiểu được tâm ý.

Các vị Bồ tát cả thể chuyển hóa tâm ý của hầu hết tất cả mọi người các vị gặp. Chỉ sợ rằng ngày nay chúng ta không đủ tâm lực và đạo lực để chuyển hóa mọi người quanh ta hơn là sợ trái tim của họ không thể chuyển hóa được.

Vài dòng mạo muội chia sẻ tấm lòng cùng Thượng Tọa. Nếu câu nào chữ nào có vẻ như là ngã mạn hơn là chia sẻ, thì đó cũng là do sức viết chưa đến nơi. Mong Thượng Tọa vô lượng từ bi bỏ qua.

Kính chúc Thượng Tọa thân tâm an lạc,

Kính,

Hoành

--
Tran Dinh Hoanh, Esq., LLB, JD
Washington DC


BÀI ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM

một tờ kinh thiêng

một tờ kinh thiêng


ALBUM LỄ TANG THÂN PHỤ Thượng Tọa THÍCH THÁI HÒA

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn

Theo Dấu Chân Thầy

Phim Pictures "Con đường xưa Thầy đi" nhân ngày vào Gia Định-Saigon từ 01 đến 07- 3 - Tân Mão- 2011.


Lên đầu trang
Xuống cuối trang