Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Địa Chỉ Và Ngôi Nhà An Bình

Share |

Lời BT: Từ Lúc chúng ta hiện hữu với cuộc đời này, thì con đường bình an được thiết lập và trong bất cứ ai cũng có những hạt giống thèm khát, trao đổi, giận hờn, trách móc do đó " Ngôi Nhà Bình An" ở ngay giữa tâm hồn càng dễ bị bào mòn, ích kỉ. Chính vì thế, làm sao chúng ta thực tập để biết dừng lại, biết quay về...có một mùa xuân miên viễn, bất tuyệt là như thế....

Nếu trong đời sống, những hoạt khởi nơi tâm thức của bạn liên hệ đến vô minh, thì bạn sẽ quên mất địa chỉ ngôi nhà của bạn để trở về. Nhưng, nếu những hoạt khởi nơi tâm ý của bạn liên hệ đế vọng tưởng, thì bạn không những có một địa chỉ, mà có quá nhiều địa chỉ để về nhà, và cuối cùng, bạn cũng không bao giờ về được ngôi nhà bình an của bạn, vì sao? Vì nhà của bạn chỉ có một địa chỉ, chứ không phải có quá nhiều địa chỉ như bạn vọng cầu.

Bạn biết không? Trong đời sống, vô minh và vọng tưởng đã đưa bạn đi từ những sai lầm nầy đến những sai lầm khác; đi từ những thất vọng nầy đến những thất vọng khác và đi từ những khổ đau nầy đến những khổ đau khác và mãi lang thang trong sanh tử luân hồi.

Bạn nên biết! Trên con đường có một địa chỉ cho một ngôi nhà, chứ không có nhiều địa chỉ cho một ngôi nhà trên một con đường. Nhưng địa chỉ của một ngôi nhà, lại có nhiều con đường để đi đến. Tuy nhiên, sống với vô minh và vọng tưởng, bạn sẽ nhận lầm một ngôi nhà có nhiều địa chỉ trên một con đường, và bạn sẽ quên mất địa chỉ chính thức ngôi nhà bình an của bạn.

Ngôi nhà bình an của bạn không hề được tạo ra từ những độc tố tham, sân, si, kiêu mạn và nghi ngờ, mà nó được xây dựng từ chất liệu của giới để nhiếp phục và chuyển hóa tham; nó được xây dựng từ chất liệu của định để nhiếp phục và chuyển hóa sân; nó được xây dựng từ chất liệu của tuệ để nhiếp phục và chuyển hóa si; nó được xây dựng từ chất liệu hòa thuận để nhiếp phục và chuyển hóa kiêu mạn; nó được xây dựng từ chất liệu thanh tịnh để chuyển hóa nhiễm ô và nó được xây dựng từ chất liệu tin vui đối với Phật Pháp Tăng để nhiếp phục và chuyển hóa nghi ngờ và hệ lụy.
Giới không những có khả năng nhiếp phục tham mà còn có khả năng nhiếp phục cả sân, si, kiêu mạn, hữu tránh, nhiễm ô, nghi ngờ và hệ lụy nữa. Nên, giới là căn bản của định và tuệ. Một vị tu tập giới có định và tuệ, vị ấy có khả năng vững chãi thể nhập thánh đạo và thành tựu đời sống giải thoát. Và nếu một vị tu tập định, có giới và tuệ hay tu tập tuệ có giới và định, cũng đều có khả năng nhiếp phục và đoạn trừ phiền não để hiện chứng Niết bàn.

Như vậy, nếu bạn có tâm tham, thì tự bạn đánh mất địa chỉ đi về với ngôi nhà bình an của bạn; nếu bạn có tâm sân, thì tự bạn đánh mất địa chỉ đi về với ngôi nhà bình an của bạn; nếu bạn có tâm si, thì tự bạn đánh mất địa chỉ đi về với ngôi nhà bình an của bạn; nếu bạn có tâm kiêu mạn, thì tự bạn sẽ đánh mất địa chỉ đi về với ngôi nhà bình an của bạn và nếu bạn có tâm nghi ngờ đối với Phật Pháp Tăng, thì tự thân bạn sẽ đánh mất địa chỉ đi về với ngôi nhà bình an của bạn.

Bạn biết không? Người nào sống với tâm tham, người ấy tự buộc mình trong đau khổ và tự đánh mất ngôi nhà bình an của họ; người nào sống với tâm sân, người ấy tự đốt cháy ngôi nhà bình an của họ; người nào sống với tâm si, người ấy tự dập tắt ánh sáng trong ngôi nhà bình an của họ; người nào sống với tâm kiêu mạn, người ấy tự tháo gỡ nóc nhà bình an của họ và người nào sống không có niềm tin đối với Phật Pháp và Tăng, người ấy tự đào hầm hố và đặt chất nổ trên con đường đi về với ngôi nhà bình an của họ.

Bởi vậy, bạn biết không? Kẻ nô lệ lớn nhất ở trên thế gian nầy, không ai khác hơn là kẻ hành động lệ thuộc vô minh và vọng tưởng; kẻ thất bại và đau khổ lớn nhất ở trên đời nầy, không ai khác hơn là kẻ có hành động lệ thuộc vào vọng tưởng, vô minh và ngã chấp. Kẻ có tự do lớn nhất ở trong thế gian nầy là kẻ thoát khỏi mọi hành động liên hệ đến ngã chấp, vọng tưởng và vô minh. Họ tiếp xúc với muôn vật trong tỉnh giác; họ hành sử trong tĩnh lặng; họ sống với tâm hòa điệu, an bình và sáng trong. Nên, ngôi nhà bình an là họ và họ là ngôi nhà bình an.

Bạn biết không? Phật là tánh tỉnh giác; Pháp là tâm tĩnh lặng; Tăng là thể hòa điệu và sáng trong, nên Phật Pháp Tăng là ngôi nhà bình an của bạn và niềm tin là phương tiện giúp bạn trở về và cư trú trong ngôi nhà bình an ấy, để mỗi ngày bạn đều lớn lên trong sự an bình.
Thích Thái Hòa

... Có lần Thầy giảng về Tánh Không, có hôm Thầy dạy về pháp duyên sinh và có buổi thầy thuyết kinh Tư Niệm Thực. Cái nhìn của Thầy qua các bản kinh và học thuyết, Thầy luôn chuyên chở chúng như những đám mây vô định, Thầy dùng phương tiện tuệ giác để gần với chúng ta, Thầy dạy tất cả chúng ta phải biết trở về với ngọn đèn Giác niệm, để được soi sáng và nhìn thấu các pháp qua con mắt chân như thiền quán. Vô Thường hay vô tướng đối với Thầy luôn là bước thực hành giáo pháp buông xả, cột chặt mình vào mui thuyền giữa nghìn trùng lao xao sóng biển. Thầy xem quan niệm “ nước trắng” như một thực thể không thể thiếu cho bản thân, bản tâm vốn thanh tịnh. Có một Thiền Sư (TS) viết trong tập hồi ký Nẻo Về Của Ý của mình: (Trước lúc TS ra đi, trên con đường tha phương ‘cầu thực’ thì Thầy đã đem theo bên túi áo của mình là hai quả trứng gà. Ngoài hai trứng gà ra Thầy cũng chẳng mang theo thứ gì. Qua đến Mỹ, ngày đêm Thầy luôn ấp ủ đắp chăn bông cho nó, sưởi nó bằng bóng đèn, để hy vọng về một tương lai đẹp hơn. Và có một hôm, hai quả trứng mà Thầy đưa từ Việt Nam qua, nay đã thành hiện thực. Trứng gà tự bung vỡ, miệng Gà được cất tiếng thanh tao giữa lòng tuyết trắng. Trong lá thư Thiền Sư còn dặn một khi con Gà đã mổ được vỏ quả trứng thì ánh sáng bắt đầu chui vào, sự sống mới, có mặt… ). Chính vì thế, sự thực hành giáo pháp hữu vi ( Hiện Tại ) là chân lý tuyệt đối mầu nhiệm của đấng dũng trí nên qua những bài viết, Thầy đã lột tả mọi cái thấy hữu hạn thành con đường tuyệt nhiên bất diệt, như bánh xe khởi hành đưa chúng ta đi tới, nẻo về vầng trăng khuya tỉnh thức. Đã từ lâu, qua nhiều triều đại, Thiền Sư Vạn Hạnh và Lý Thái Tổ trở nên mốc son vững tâm tỏa sáng. Hai vị đã tự biết nuôi nhau, lắng nghe nhau, bảo hộ cho nhau thì tiếng nói kia, hồi kinh kia mới hòa nhập vào nhau, biến thành vách núi vững vệ, dòng suối Tào Khê mát rượi và bóng nâu sòng ẩn ẩn hiện hiện bên hồ tâm tĩnh mặc. Nhưng trong đời này, Thầy sẽ mở ra nhiều lối, trồng nhiều đóa hoa của Giới của Định và Tuệ. Bồi đắp lại, vá lại những tâm hồn rong ruỗi, những mảnh đất khô khan, vắng lặng dài ngày. Một lần nữa, trên hơn 50 tờ báo điện tử, tạp chí Phật Học, Thầy lại dẫn dắt chúng ta cộng trú lục hòa, giữ mô phạm, đạo đức và hành theo chánh pháp của Như Lai hết sức miên mật, lễ độ. Thế cho nên, sự nghiệp độ sanh, hướng dẫn thất chúng của Thầy cũng nhằm vào tư tưởng “ Duy Tuệ Thị Nghiệp” mà ba đời chư Phật, chư Tổ lấy đó làm phương tiện tiếp dẫn hậu lai. Tưởng chừng Thầy đang vạch một vạch nước giữa đôi dòng thuận nghịch ấy. Xin Mời các bậc nhân sĩ hào kiệt, thượng nhân xuất chúng và Phật Tử bước vào “ Vạn nẻo luân hồi, vạn nẻo không này” lưu lại nơi đây một hơi thở…cùng tập sống những ngày đáng sống. ! Đây Tàng Kinh Các, nơi kiết tập kinh sách, dịch thuật, nghiên cứu văn học, lịch sử và những hướng đi của khoa học Phật giáo. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và học hỏi giáo lý Phật Đà của những người con Phật trên khắp năm châu bốn biển. Chư Tăng Ni và Quý Phật tử khắp nơi đã ứng dụng mọi phương tiện Khoa học kỹ thuật hiện đại như một sợi dây liên kết để có thể cùng nhau gặp gở và trao đổi Phật Pháp. Song hành cùng xã hội như vậy, Phật Giáo với sự nghiệp truyền bá giáo lý cũng không nằm ngoài quy luật vận hành của thời đại “Phật Pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Đem Phật Pháp vào đời bằng tất cả phương tiện, tùy duyên, tùy môi trường và tùy hoàn cảnh vàPhật giáo luôn truyền bá giáo lý trên nền tảng căn bản của khế lý và khế cơ, ứng dụng và khế hợp mọi sự thăng tiến của nền khoa học hiện đại cũng như vận dụng mọi sự phát triển của công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công cuộc lăn chuyển bánh xe Pháp, truyền bá giáo lý rộng rải trên thế gian này.Theo tinh thần đó, Chư Tăng Ni cùng Quý Phật tử nhóm biên tập Cổ Pháp đã đồng tâm kiến tạo nên ngôi chùa không gian Paltalk “Room Tàng Kinh Các Online” với ý nguyện phụng sự chúng sanh, thắp sáng ngọn đèn chân lý.

BÀI ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM

một tờ kinh thiêng

một tờ kinh thiêng


ALBUM LỄ TANG THÂN PHỤ Thượng Tọa THÍCH THÁI HÒA

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn

Theo Dấu Chân Thầy

Phim Pictures "Con đường xưa Thầy đi" nhân ngày vào Gia Định-Saigon từ 01 đến 07- 3 - Tân Mão- 2011.


Lên đầu trang
Xuống cuối trang