Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

NHỮNG BI KỊCH

Share |


Phần nhiều những gì ta đang làm trong hiện tại là đều bị những áp lực bởi tương lai. Những em học sinh mới học lớp ba hay lớp bốn, lưng chúng mang đầy cả túi sách, chúng đã bị những áp lực học hành cho một tương lai của chúng bởi cha mẹ và nhà trường, khiến tuổi thơ trong hiện tại của chúng bị biến mất.

Ta khó có thể lý luận hạnh phúc của tuổi trẻ là gì, khi tuổi thơ của nó đã bị biến mất? Cha mẹ nhìn những trẻ thơ bằng những cách nhìn của người lớn, khiến cho những trẻ thơ trở thành nạn nhân của người lớn. Tại sao ta không có hai con mắt để nhìn trẻ thơ?

Trước hết, ta phải nhìn trẻ thơ bằng chính con mắt của nó, để thấy nó đúng như là những gì nhu cầu của chính nó. Và thứ hai, ta phải nhìn trẻ thơ trong đôi mắt người lớn, để định hướng cho nó vươn tới theo những điều kiện mà nó có thể.

Hai con mắt nầy là cần thiết cho những người làm cha mẹ đối với con cái và những vị thầy đối với học trò. Thiếu một trong hai cách nhìn ấy, cha mẹ trở thành nạn nhân của con cái, vì con cái có cảm giác rằng, mình đang bị áp lực học hành bởi cha mẹ và vì cha mẹ mà học, chứ không phải học hành để có khả năng tạo dựng sự hiểu biết cho chính mình. Học bị áp lực, con người càng học càng trở nên ngu muội và oán thù đối với việc học và người dạy.

Và thiếu một trong hai cách nhìn ấy, thầy giáo là độc hại và tàn nhẫn đối với học trò. Học trò thù ghét thầy giáo hơn là biết ơn thầy giáo.

Nếu thiếu một trong hai cách nhìn ấy, bậc làm cha mẹ sẽ thất bại trong việc giáo dục đối với con cái và nếu làm thầy giáo, thì sẽ thất bại đối với việc giáo dục học trò. Đối với mặt xã hội cũng vậy. Nếu ta làm nhà lãnh đạo đất nước, trước hết là ta phải có cách nhìn của quần chúng như chính quần chúng đã nhìn chính họ và nhìn nhà lãnh đạo. Và tiếp theo là ta phải có cách nhìn của nhà lãnh đạo đúng như là những nhà lãnh đạo đối với quần chúng.

Nếu thiếu một trong hai cách nhìn, tư cách của nhà lãnh đạo tự nó biến mất trong lòng của quần chúng và họ sẽ bị quần chúng thù hận và nguyền rủa.

Cha mẹ đối với con cái, tình thương không còn là lý thuyết, ngôn thuyết hay lý luận mà chính là cuộc sống. Thầy đối với học trò, đạo đức không còn là lý thuyết, ngôn ngữ hay lý luận mà chính là cuộc sống. Và người lãnh đạo đối với nhân viên hay quần chúng, hiến pháp, luật pháp, nội quy không còn là lý thuyết, ngôn thuyết hay là những lý luận triết học hoặc khoa học mà chính là cuộc sống.

Mọi giá trị của lời nói phải đi từ cuộc sống mà không phải đi từ những lý luận sắc bén. Mọi lý luận sắc bén có thể chinh phục được đối phương tức thì, nhưng nó sẽ bị đối phương nguyền rủa và tránh xa, khi bị phát hiện lý luận chỉ là những sản phẩm của lý trí mà không phải chính nó là cuộc sống.

Ta nên nhớ rằng, thấy thì không cần phải lý luận mà càng lý luận là càng không thấy. Những bi kịch của gia đình và xã hội ngày nay, là do người ta phần nhiều làm theo thói quen hay lý luận mà không làm và nói theo cái thấy.

Thích Thái Hòa

Kính dâng Cố Hòa Thượng Thích Đức Tâm

Dáng Từ quay gót về ngôi,
niềm đau
phường Vỹ thôn Bồi
xiết bao!
Thầy đi
Hương nước khóc gào,
Thầy đi
đỉnh Ngự
mây chao mấy tầng.
Ba La,
Báo Quốc
bâng khuâng,
Lời kinh Pháp Hải
chuông ngân gợi sầu.



Thầy đi
hoa cỏ úa màu,
Thầy đi
chim hót
thương đau những ngày.

Tách trà,
phương trượng còn đây,
pháp y còn đó,
dáng Thầy nơi nao?
Thầy đi
“Biển Pháp” lao xao,
Liên Hoa, Liễu Quán
bước vào sử thi.



Sân thiền
in bóng Thầy đi,
bước chân hoằng pháp
tư nghì được nao?
Cõi Tùng
vắng một vì sao,
lối về sương lạnh
ai nào hiện thân!

Thầy đi
thương tiếc vô ngần,
chắp đôi tay lại
niệm vần kinh Không.
Thầy về
với cõi thong dong,
thiền hương còn lại
giữa lòng thế gian.



tình đầu

Trăng soi
qua cánh cửa thiền,
khơi thư sinh dậy
lên nguồn suối thơ.
Độc hành
về với nguyên sơ,
thương người lãng mạn
bên bờ chân như.


Nhớ xưa
trên đỉnh suối Từ,
bước chân phiêu bạt
bây chừ cách đôi.
Thôi thì
xin trở về ngôi,
trả cho tôi lại
tình tôi buổi đầu.

Nhớ Thầy-
Tuệ Nguyên

BÀI ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM

một tờ kinh thiêng

một tờ kinh thiêng


ALBUM LỄ TANG THÂN PHỤ Thượng Tọa THÍCH THÁI HÒA

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn

Theo Dấu Chân Thầy

Phim Pictures "Con đường xưa Thầy đi" nhân ngày vào Gia Định-Saigon từ 01 đến 07- 3 - Tân Mão- 2011.


Lên đầu trang
Xuống cuối trang