Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA XUẤT GIA VÀ THÀNH ĐẠO

Share |


Thích Thái Hòa

Lúc còn học tập, Thái tử đã từng được dạy về bốn giai đoạn trong đời sống của một vị Bà-la-môn:
1. Lúc tuổi trẻ người con trai Bà-la-môn phải học tập kinh điển Vệ đà.
2. Khi trưởng thành, người con trai phải tạo lập gia đình, nuôi dưỡng con cái và phục vụ xã hội.
3. Đến khi con cái lớn khôn thì giao trách nhiệm việc nhà, việc xã hội cho con cái mà rút lui làm cố vấn và trao truyền kinh nghiệm cho con.
4. Đến tuổi già, buông bỏ hết mọi ràng buộc ở đời và sống hoàn toàn xuất thế.
Sự phân chia cách sống thành bốn giai đoạn của một đời người Bà-la-môn quá rõ ràng và máy móc nên Thái tử đã không bằng lòng.
Thái tử đã tự hỏi:
"Tại sao đến khi tuổi già mới sống đời sống xuất gia? Già quá làm sao có đủ sức để học đạo và hành đạo? Sự chết có hẹn ta phải trải qua cả bốn giai đoạn ấy, rồi nó mới đến chăng? Tại sao ta không thực hiện cả bốn cách ấy trong một giai đoạn? Và tại sao ta không thực tập đời sống xuất gia ngay ở trong gia đình?".
Nhiều lần Thái tử đã đi ra bốn cửa thành, có lần Thái tử đi gặp một người già, một người bệnh, một người chết, rồi một người xuất gia.
Mỗi lần gặp là mỗi lần giúp cho Thái tử có dịp để chiêm nghiệm sâu xa về sự sống, về thân phận của kiếp người. Và Thái tử thấy rằng sanh, già, bệnh, chết không dành riêng cho một ai mà là của tất cả.
Lần gặp vị Sa môn là lần mà Thái tử thấy thú vị nhất, vì ở nơi vị Sa môn ấy, hiện lên một dáng dấp thong thả, phong thái tự tại, nét mặt hiền hòa, không gợn lên chút ưu sầu nào cả, nên Thái tử liền đến và hỏi vị Sa môn ấy rằng:
"Thưa Hiền giả! Hiền giả đã làm gì, mà đầu và áo của Ngài không giống như những người khác?"
Vị Sa môn trả lời:
"Thưa Thái tử! Tôi là một người xuất gia".

Thái tử hỏi:
"Thưa Hiền giả! Thế nào là một người xuất gia?"
Vị Sa môn trả lời:
"Thưa Thái tử! Người xuất gia là người khéo tu phạm hạnh, khéo tu tịnh hạnh, khéo hành thiện nghiệp, khéo hành công đức nghiệp, khéo giữ gìn không não hại chúng sanh, khéo có tình thương đối với hết thảy chúng sanh".
Sau lần tiếp xúc này, Thái tử trở về hoàng cung tự mình suy tư và nói:
"Tại sao chính ta bị sanh, lại đi tìm cầu cái bị sanh, chính ta bị già lại đi tìm cầu cái bị già, chính ta bị chết lại đi tìm cầu cái bị chết, chính ta bị ô nhiễm lại đi tìm cầu cái bị ô nhiễm?.
Vậy, chính ta bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hiểm của bị sanh, ta hãy đi tìm cái không bị sanh, cái vô thượng an ổn, thoát khỏi mọi khổ ách, cái an ổn của Niết-bàn.
Tự mình bị già, ta hãy đi tìm cầu cái không bị già, tự mình bị bệnh, ta hãy đi tìm cầu cái không bị bệnh, tự mình bị chết, ta hãy đi tìm cầu cái không bị chết, tự mình bị sầu muộn, bị ô nhiễm, hãy đi tìm cầu cái không bị sầu muộn, không bị ô nhiễm..."1
Và lúc bấy giờ Thái tử còn suy nghĩ:
"Đời sống gia đình bị gò bó, con đường đầy những bụi đời, đời sống người xuất gia như sống giữa hư không. Thật là rất khó, khi ta sống tại gia đình mà có thể sống được đầy đủ thanh tịnh hoàn toàn của một đời sống thuần khiết, phạm hạnh.
Ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo ca sa, sống đời sống thoát ly gia đình".2
Sau những lần suy tư như vậy, Thái tử đã nhiều lần xin Phụ vương và Mẫu hậu để được sống đời sống xuất gia, nhưng Thái tử cũng đã bị Phụ vương và Mẫu hậu nhiều lần từ chối. Năm 19 tuổi (có tư liệu ghi năm 29 tuổi), sau buổi dạ tiệc linh đình, mọi người đang say sưa trong giấc điệp và trăng sao trên nền trời không gợn chút mây, Thái tử đã quyết định đêm này sẽ xuất gia tầm đạo và tự nhủ:
"Mặc dù cha mẹ không bằng lòng, than khóc nước mắt đầy mặt, ta vẫn cạo bỏ râu tóc, đắp áo ca sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống đời sống thoát ly gia đình.
Ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, đi tìm con đường vô thượng tối thắng, hướng đến tịch tịnh".3
Thái tử đã đánh thức Channa (Xa Nặc) dậy và bảo đem con ngựa Kanthaka (Kiền Trắc) ra đây, đêm nay ta sẽ đi tầm đạo.
Thái tử dặn dò con ngựa Kanthaka và Channa, rồi đưa ngựa ra khỏi cổng thành và Thái tử tự nhủ:
"Nếu không tìm ra được đạo, thì ta sẽ không bao giờ trở lại kinh đô này nữa".
Nói xong, Thái tử, Channa và Kanthaka xoay mặt về hướng Nam và ngựa phi trong lớp sương mù dày đặc.
Vượt qua sông Anoma thì trời vừa hừng sáng, Thái tử bảo ngựa Kanthaka dừng lại, xuống yên ngựa, dùng thanh kiếm cắt mái tóc, cởi bào y và chuỗi ngọc trao cho Channa, nhờ Channa về tâu lại với Phụ hoàng rằng:
"Tôi bỏ nhà ra đi, không phải vì ích kỷ, không phải trốn tránh bổn phận, mà chính vì mọi người và mọi loài. Channa hãy trở về thưa lại với Phụ vương, Hoàng hậu và Công chúa như vậy - và ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu con đường vô thượng tối thắng, hướng đến an lạc, tịch tịnh.
Channa và con ngựa Kanthaka quay lưng trở về hoàng cung thì Thái tử lại tiếp tục cuộc hành trình kỳ vĩ của mình.
Trước mặt Thái tử toàn là núi rừng trùng điệp. Đầu tiên, Thái tử gặp người thợ săn tay cầm cung tên, nhưng trên mình lại mặc chiếc áo ca sa.
Thái tử hỏi: "Anh là một người thợ săn tại sao lại mặc chiếc áo này?"
Người thợ săn trả lời: "Tôi mặc chiếc áo này để thú rừng không sợ, nhờ vậy mà tôi bắt được chúng".
Thái tử hỏi:
"Bây giờ tôi đổi chiếc áo cẩm bào này cho anh và anh đổi chiếc áo ca sa ấy cho tôi. Vì tôi muốn trở thành một vị Sa môn, còn anh thì nên đem chiếc áo cẩm bào này bán để làm vốn chuyển sang một nghề làm ăn khác lành mạnh hơn, đừng nên đi săn bắn nữa".
Hai bên thỏa thuận trao đổi áo cho nhau. Người thợ săn vội vàng trở về và Thái tử lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Đầu tiên, Thái tử sống đời sống của người xuất gia, lấy trời làm chăn, lấy đất làm gối, thoát ly mọi sự ràng buộc gia đình.
Sau đó, Thái tử đã gặp nhà đạo sĩ Alārakālāma ở trung tâm tu học phía Bắc thành phố Vesāli.
Thái tử nói:
"Thưa Hiền giả Kālāma! Tôi muốn sống phạm hạnh trong Pháp và Luật này".
Đạo sĩ nói:
"Này Tôn giả! Pháp của ta là pháp tự tu, tự chứng, tự đạt và an trú".
Pháp tự tu, tự chứng, tự đạt và an trú do đạo sĩ Alārakālāma trao truyền cho Siddhatta, chẳng bao lâu Thái tử đã thực tập và thành tựu pháp ấy.
Và lúc bấy giờ Thái tử suy nghĩ như sau:
"Đạo sĩ Alārakālāma tuyên bố, pháp này không phải lòng tin, mà sau khi tự tu, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú. Vậy, chắc chắn đạo sĩ Alārakālāma biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú?".
Sau khi suy nghĩ, Thái tử liền đến chỗ của đạo sĩ Alārakālāma và hỏi rằng:
"Thưa Hiền giả Alārakālāma, cho đến mức độ nào, Ngài tự tu, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?".
Đạo sĩ Alārakālāma trả lời:
"Thưa Tôn giả, cho đến mức độ chứng đạt thiền định vô sở hữu xứ".
Sau đó, đạo sĩ Alārakālāma trao truyền phương pháp thực hành thiền định 'vô sở hữu xứ' cho Thái tử.
Trong khi thực tập thứ thiền định này, Thái tử suy nghĩ:
"Không phải chỉ có đạo sĩ Alārakālāma có lòng tin mà ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có đạo sĩ Alārakālāma có tinh tấn mà ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có đạo sĩ Alārakālāma mới có niệm mà ta cũng có niệm. Không phải chỉ có đạo sĩ Alārakālāma mới có định mà ta cũng có định. Không phải chỉ có đạo sĩ Alārakālāma mới có tuệ mà ta cũng có tuệ.
Vậy, ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà đạo sĩ Alārakālāma tuyên bố rằng: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú".
Suy nghĩ như vậy xong, Thái tử liền thực tập thiền định 'vô sở hữu xứ'. Và chẳng bao lâu, Thái tử đã chứng ngộ và thành tựu thứ thiền định này.
Thái tử lại đi đến gặp đạo sĩ Alārakālāma và hỏi:
"Thưa Hiền giả! Có phải Ngài đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?".
Đạo sĩ trả lời:
"Vâng, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy".
Đạo sĩ nói tiếp:
"Thật lợi ích thay cho chúng tôi!
Thật khéo léo thay cho chúng tôi!
Khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả.
Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố. Pháp ấy tôi biết là chính Hiền giả biết. Pháp ấy Hiền giả biết là chính tôi biết. Tôi như thế nào, là Hiền giả như thế ấy. Hiền giả như thế nào là tôi như thế ấy.
Nay, hỡi Hiền giả cùng ở đây! Hai chúng ta cùng chăm sóc hội chúng này".
Sau khi chứng đắc thiền định 'vô sở hữu xứ', Sa môn Siddhattha đã được đạo sĩ Alārakālāma mời ở lại để cùng chăm sóc hội chúng tu học, nhưng Sa môn đã từ chối và nói:
"Pháp này không hướng đến yếm ly, không hướng đến vô tham, không hướng đến đoạn diệt khổ đau, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến Giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn mà chỉ đưa đến chứng đạt 'vô sở hữu xứ' ".
Nói như vậy xong, Sa môn Siddhatta xin phép đạo sĩ Alārakālāma lên đường tiếp tục cuộc tầm đạo của mình.
Bấy giờ, Sa môn Siddhatta vượt sông Ganga (Hằng), đi sâu vào nội địa của xứ Magadha, một vương quốc có nhiều đạo sĩ ẩn tu nổi tiếng.
Sa môn Siddhatta đã tiếp xúc với những người tu theo trường pháp lõa thể và khổ hạnh.
Những người tu tập theo trường phái này chủ trương, khổ, vui, họa hay phúc của con người đều do tiền nghiệp đã định sẵn, muốn thoát khỏi tiền nghiệp phải luyện tập khổ hạnh để được giải thoát.
Nhưng chủ trương và những phương pháp này đã không được Sa môn Siddhatta chấp nhận.
Một hôm tại sườn núi Pandava, cách kinh thành Rajagaha của vương quốc Magadha không xa. Sa môn Siddhatta thực hành pháp khất thực. Và đã gặp vua Bimbisara (Tần-bà-sa-la). Vua đem lòng kính mến, sau đó vua đã tìm đến sườn núi Pandava để trò chuyện.
Vua nói:
"Trẫm là Quốc vương của xứ Magadha đến đây để mời Sa môn về kinh thành với Trẫm. Trẫm ước ao có Sa môn bên mình để thấm nhuần đạo đức của Người. Có được Người ở bên Trẫm, chắc chắn nước Magadha sẽ có hòa bình và thịnh trị".
Sa môn mỉm cười và nói:
"Thưa Đại vương, bần đạo đã quen sống ở chốn núi rừng".
Vua nói:
"Sa môn ở đây thực là cực khổ, giường chiếu không có, người hầu hạ cũng không. Nếu Người chấp nhận về với Trẫm. Trẫm sẽ dành cho Người một cung điện, để Người cư trú và dạy dỗ".
Sa môn nói:
"Thưa Đại vương, đời sống cung điện không thích hợp với bần đạo. Bần đạo cố tìm cho ra con đường giải thoát để tự cứu mình và người. Đời sống cung điện không thích hợp với hoài bão của bần đạo".
Vua nói:
"Nếu Người không bằng lòng lời thỉnh cầu của Trẫm, thì khi nào Người tìm ra được đạo lớn, xin Người hãy trở về đây chỉ dạy cho Trẫm".
Lời thỉnh cầu của vua Bimbisara đã được Sa môn Siddhatta hứa khả.
Sau đó, Sa môn Siddhatta lại tìm đến đạo tràng tu học của nhà đạo sĩ Uddaka Rāmaputta để tham học.
Sa môn thưa với đạo sĩ rằng:
"Thưa Hiền giả! Tôi muốn sống phạm hạnh trong Pháp và Luật này".
Đạo sĩ nói:
"Này Tôn giả, hãy sống và an trú, pháp này là như vậy, khiến cho kẻ trí không bao lâu như vị Bổn sư của mình, tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú".
Đạo sĩ đã trao cho Sa môn phương pháp thiền định 'phi tưởng phi phi tưởng xứ'.
Sau khi được trao phương pháp thiền định này, Sa môn liền suy nghĩ:
"Không phải Uddaka Rāmaputta mới có lòng tin, ta cũng có lòng tin. Không phải Uddaka Rāmaputta mới có tinh tấn, ta cũng có tinh tấn. Không phải Uddaka Rāmaputta mới có niệm, ta cũng có niệm. Không phải Uddaka Rāmaputta mới có định, ta cũng có định. Không phải Uddaka Rāmaputta mới có tuệ, ta cũng có tuệ.
Vậy, ta hãy cố gắng chứng ngộ được pháp mà Uddaka Rāmaputta tuyên bố".4
Sa môn thực tập thiền định 'phi tưởng phi phi tưởng xứ' không bao lâu, Ngài đã chứng đạt. Sa môn đến thưa với đạo sĩ Uddaka Rāmaputta rằng:
"Thưa Hiền giả, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?".
Đạo sĩ trả lời:
"Vâng, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy".
Sa môn đã nói hết sự chứng đắc về định 'phi tưởng phi phi tưởng xứ' cho đạo sĩ nghe. Và sau đó đạo sĩ nói với Sa môn như sau:
"Những gì tôi chứng đạt và hiểu biết về định này, thì Tôn giả cũng đã chứng đạt và hiểu biết".
Sau khi nói như vậy xong, đạo sĩ đã mời Sa môn ở lại cùng với đạo sĩ để chăm sóc và dạy dỗ đồ chúng, nhưng Sa môn đã từ chối và nói:
"Pháp này không hướng đến yếm ly, không dẫn đến vô tham, không dẫn đến đoạn tận khổ đau, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến Giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn mà chỉ đưa đến chứng đạt 'phi tưởng phi phi tưởng xứ'.
Sa môn nói:
"Định này là một trạng thái đạt được của tâm, vượt ra ngoài những nhận thức thông thường và có an lạc trong khi an trú thiền định, chứ khi xuất định thì trạng thái khổ đau và sự trói buộc của sinh tử vẫn không thể nào thoát khỏi.
Định này là nơi trú ẩn tạm thời của sự an lạc, chứ không phải là chìa khóa mở tung cánh cửa sinh tử".
Sa môn Siddhatta từ giã đạo sĩ Uddaka Rāmaputta, lại tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Sa môn đi về hướng Tây, vượt qua cánh đồng ruộng lúa, qua sông Neranjana (Ni Liên Thiền), đến ngọn núi Dungsir thuộc địa phận của tụ lạc Uruvela, có nhiều hang động, Sa môn quyết định dừng lại ở đây để tiếp tục công phu tu tập.
Ngồi yên lắng, kiểm nghiệm lại sự tu tập của mình, trong tư tưởng của Sa môn Siddhatta khởi lên ba ví dụ:
* Ví dụ thứ nhất: Ví như có một khúc cây đẫm ướt, nhựa sống và đặt ở trong nước.
Lại có người cầm dụng cụ đến lấy lửa với suy nghĩ:
"Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra".
Nhưng, dù cho người ấy có cọ xát đến bao nhiêu đi nữa, lửa vẫn không hiện ra được.
Tại sao? Vì khúc cây bị ướt đẫm, lại đã ngâm trong nước, nên người ấy càng làm càng phát sinh mệt nhọc và phiền muộn.
Cũng vậy, những ai không xả ly các dục vọng của thân và tâm, thì họ sẽ không đạt được tri kiến vô thượng chánh đẳng chánh giác.
* Ví dụ thứ hai: Ví như một khúc cây bị đẫm ướt, đầy nhựa sống và đã được vớt lên khỏi nước.
Lại có người cầm dụng cụ đến lấy lửa với suy nghĩ:
"Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra".
Nhưng, dù cho người ấy có cọ xát bao nhiêu đi nữa, lửa vẫn không hiện ra được.
Tại sao? Vì khúc cây bị ướt đẫm, mặc dù nó đã vớt lên khỏi nước. Nhưng, người ấy càng làm càng phát sinh mệt nhọc và phiền muộn.
Cũng vậy, những ai chỉ xả ly các dục vọng về thân mà không xả ly các dục vọng về tâm, thì dù cho người ấy có tu tập vẫn không có kết quả. Người ấy không thể thành tựu tri kiến vô thượng.
* Ví dụ thứ ba:
Ví như một khúc cây khô, không còn nhựa sống, được vớt lên khỏi nước.
Lại có một người cầm dụng cụ đến làm lửa với ý nghĩ:
"Ta sẽ nhen lửa, lửa sẽ hiện ra".
Người ấy bắt đầu cọ xát và lửa nóng bắt đầu hiện ra. Người ấy lấy được lửa.
Tại sao như vậy? Vì cây đã khô, lại được vớt lên khỏi nước và đặt vào chỗ khô ráo.
Cũng vậy, người xả ly dục vọng của thân, đoạn trừ dục vọng của tâm người ấy tu tập và chứng đạt được tri kiến vô thượng.
Sau khi tư tưởng của Sa môn Siddhatta khởi lên ba ví dụ như vậy, Sa môn bắt đầu thực tập phương pháp chế ngự dục vọng của thân và tâm.
Sa môn suy nghĩ: "Ta hãy nghiến răng lại, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm".
Sau khi suy nghĩ và thực tập như vậy, mồ hôi Sa môn thoát ra từ nách, tâm an trú không dao động, nhưng thân thể vẫn bị kích động và không được khinh an.
Bấy giờ, Sa môn lại suy nghĩ: "Ta hãy tu chỉ tức thiền". Và liền thực tập như sau:
"Ngưng hơi thở vào, chỉ thở ra ngang qua miệng, mũi và tai".
Khi đang thực tập như vậy, Sa môn có cảm giác như đang có ngọn gió mạnh kinh khủng thổi lên đau nhức trong đầu, ví như đang có thanh kiếm của chàng lực sĩ bửa vào đầu vậy.
Bấy giờ, tâm trí của Sa môn không bị dao động, nhưng thân thể vẫn bị kích thích và không có khinh an.
Sa môn vẫn tiếp tục thực hành ý nghĩ: "Ta tu chỉ tức thiền".
Sa môn ngừng thở vào và chỉ thở ra qua miệng, mũi và tai.
Trong khi Sa môn đang thực tập như thế, Sa môn có cảm giác đầu đang bị đau một cách kinh khủng, ví như đang có một người lực sĩ dùng dây da quấn tròn và siết chặt ở trên đầu.
Bấy giờ, tâm trí Sa môn không bị dao động, nhưng thân thể bị kích động và không có khinh an.
Sa môn vẫn tiếp tục thực tập phương pháp : "Ta tu chỉ tức thiền", bấy giờ Sa môn có cảm giác một cơn gió mạnh kinh khủng cắt ngang qua bụng, ví như con bò bị tay đồ tể cầm dao bén cắt thái.
Và Sa môn vẫn tiếp tục thực tập phương pháp này, bấy giờ nơi thân thể có cảm giác nóng bỏng đang khởi lên, ví như hai lực sĩ đang bắt tay của một người yếu đặt vào một lò than nóng để nướng.
Tuy vậy, tâm chí của Sa môn không bị dao động, nhưng thân thể bị dao động và không có khinh an.
Lại nữa, Sa môn tiếp tục suy nghĩ:
"Ta hãy giảm thiểu tối đa sự ăn uống".
Từ đó, Sa môn giảm dần sự ăn uống cho đến một ngày chỉ ăn một ít hạt mè hoặc ít hạt đậu xanh... và không còn quan tâm đến sự ăn uống nữa.
Sa môn thực tập khổ hạnh như vậy, một mình ở trên núi cho đến tháng thứ tư mới có năm anh em Kiều Trần Như (Kondanna) - đệ tử của đạo sĩ Uddaka Rāmaputta tìm đến để cùng tu khổ hạnh.
Sa môn cùng năm vị cùng tu khổ hạnh như vậy, nhưng chẳng bao lâu thân thể của quý vị đều gầy còm.
Sa môn đã trải qua một thời gian dài thực tập khổ hạnh như vậy, nhưng con đường giải thoát, Giác ngộ vẫn còn xa tận chân trời.
Sa môn liền suy nghĩ: "Trong quá khứ có lần ta theo Phụ hoàng và Hoàng hậu dự lễ hạ điền, ta ngồi dưới gốc cây Jambu sao có sự an lạc phát sinh lạ lùng. Có phải trạng thái an lạc này dẫn đến sự Giác ngộ không? Tại sao ta lại sợ một niềm vui do ly dục, ly các pháp bất thiện đem lại, bây giờ thân thể của ta đã gầy yếu như thế này không dễ gì ta thực tập thiền quán để có được niềm vui ấy.
Từ đó, Sa môn từ bỏ cách tu khổ hạnh, bước xuống sông Neranjara để tắm rửa; tắm rửa xong, Ngài trở lại khu rừng Uruvela, nhưng nửa đường thì bị kiệt sức và nằm bất tỉnh tại chỗ.
Bấy giờ có cô bé chăn bò tên là Sujata (Tu Xà Đề) được mẹ giao sữa và đề hồ vào rừng cúng Thần Núi.
Cô bé thấy Sa môn nằm bất tỉnh, liền đem sữa thấm vào môi và cổ, chẳng bao lâu Sa môn thấy trong người khỏe và tỉnh dậy, tiếp tục dùng hết bát sữa, bấy giờ sức khỏe hồi phục, sau đó Ngài từ bỏ phép tu khổ hạnh và trở lại ăn uống bình thường.
Năm người bạn cùng tu khổ hạnh đã chê trách và mất niềm tin đối với Sa môn. Năm vị ấy nói:
"Sa môn Gotama, nay sống đầy đủ vật chất, từ bỏ tinh tấn, trở lui đời sống sung túc".
Từ bỏ khổ hạnh, Sa môn đến dưới gốc cây Pippāla để tọa thiền.
Một trạng thái an lạc bắt đầu phát sinh trong tâm hồn. Sa môn đã để tâm trong tâm và theo dõi những cảm giác ấy. Và Sa môn biết rất rõ, những cảm giác này do xa lìa các dục và các pháp bất thiện đem lại. Sa môn đã theo dõi sự an lạc ấy và sự tồn tại của chúng trên thân và tâm. Những trạng thái an lạc này đã không làm cho thân và tâm của Sa môn bị dao động.
Chính ở trạng thái này Sa môn đã chứng đạt 'sơ thiền'.
Tiếp tục con đường thiền quán. Sa môn đã chứng đạt trạng thái thiền định thứ hai, tâm vắng bặt sự suy tầm và theo dõi lạc thọ do ly dục sinh khởi. Bấy giờ tâm của Sa môn ở trạng thái an tịnh thuần nhất và tâm an tịnh thuần nhất, nên hỷ và lạc phát sinh.
Từ trạng thái thiền định do ly dục phát sinh hỷ lạc, qua đến trạng thái tâm thuần nhất sinh khởi hỷ lạc. Sa môn đã dẫn tâm đến trạng thái thiền định thứ ba, bấy giờ tâm của Sa môn đạt đến trạng thái an lạc hết sức thù thắng và có chánh niệm tỉnh giác đối với trạng thái thiền định này. Sa môn biết rõ trạng thái thiền định hỷ lạc thù thắng này là do tâm buông bỏ các hỷ lạc của trạng thái thiền định thứ hai đem lại.
Tiếp tục đi sâu vào thiền quán, Sa môn giữ chánh niệm tỉnh giác, tâm hoàn toàn thuần tịnh, không còn bóng dáng của khổ thọ, của lạc thọ, của ưu thọ, của hỷ thọ và của niệm tưởng. Đây chính là trạng thái thiền định thứ tư mà Sa môn đã đạt được.
Đạt được thiền định thứ tư, Sa môn tiếp tục đi vào thiền quán, lấy 'lão tử' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'sanh', lấy 'sanh' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'hữu', lấy 'hữu' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'thủ', lấy 'thủ' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'ái', lấy 'ái' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'thọ', lấy 'thọ' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'xúc', lấy 'xúc' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'lục nhập', lấy 'lục nhập' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'danh sắc', lấy 'danh sắc' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'thức', lấy 'thức' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'hành', lấy 'hành' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'vô minh', lấy 'vô minh' làm đối tượng quán chiếu để thấy rõ 'vô minh' diệt thì 'hành' diệt, 'hành' diệt thì 'thức' diệt, 'thức' diệt thì 'danh sắc' diệt, 'danh sắc' diệt thì 'lục nhập' diệt, 'lục nhập' diệt thì 'xúc' diệt, 'xúc' diệt thì 'thọ' diệt, 'thọ' diệt thì 'ái' diệt, 'ái' diệt thì 'thủ' diệt, 'thủ' diệt thì 'hữu' diệt, 'hữu' diệt thì 'sanh' diệt, 'sanh' diệt thì 'lão tử' diệt.
Sau khi thiền quán, Sa môn không những thấy rõ tính chất lưu chuyển và hoàn diệt của mười hai Duyên khởi, mà còn thấy rõ tính chất liên đới, tế nhị và sâu thẳm của từng yếu tố trong mười hai Duyên khởi ấy.
Trong mỗi một yếu tố của mười hai Duyên khởi ấy, có thể là nhân, có thể là duyên và cũng có thể là quả, chúng tương tác lên nhau và có mặt trong nhau.
Nhờ quán chiếu và thấy rõ được như vậy, nên Sa môn đã dùng năng lực của Định chặt đứt tính chất tương liên, tương tác nhân duyên, nhân quả của chúng.
Sau khi đã quán chiếu mười hai Duyên khởi, Sa môn tiếp tục quán chiếu tự thân. Ngài thấy rõ sắc uẩn không phải là tự ngã, chúng chỉ là tập hợp của nhân duyên sinh diệt liên tục. Thọ uẩn không phải là tự ngã, chúng chỉ là tập hợp của nhân duyên sinh diệt liên tục. Tưởng không phải là tự ngã, chúng chỉ là tập hợp của nhân duyên sinh diệt liên tục. Hành không phải là tự ngã, chúng chỉ là tập hợp của nhân duyên sinh diệt liên tục. Thức không phải là tự ngã, chúng chỉ là tập hợp của nhân duyên sinh diệt liên tục.
Trong lúc quán chiếu như thế, Ngài thấy tập hợp của năm uẩn là không thực đã đành mà tự thân của mỗi uẩn cũng không thực, không có ngã thể, chúng chỉ là Duyên khởi, vô thường và vô ngã.
Sở dĩ chúng sanh khổ đau là do nhận thức sai lầm về tự thân và các pháp. Tự thân là vô ngã mà cho là ngã, các pháp là vô thường mà cho là thường.
Do quán chiếu và thấy rõ như thế, nên chẳng bao lâu Ngài chứng đắc "Ngã Không".
Từ quán chiếu tự thân đến quán chiếu toàn thể vũ trụ, Ngài thấy không có pháp nào trong toàn thể vũ trụ hiện hữu đơn điệu ngoài nhân và duyên.
Nghĩa là: “Cái này có là cái kia có, cái này không là cái kia không. Cái này có mặt trong cái kia và cái kia có mặt trong cái này. Trong cái một có cái tất cả, và trong cái tất cả có cái một, chúng liên hệ trùng trùng Duyên khởi với nhau”.
Và trong sự liên hệ trùng trùng Duyên khởi ấy, không có yếu tố nào là thực hữu. Ngài đã quán sát đối với vạn pháp một cách thuần thục như vậy, nên Ngài đã chứng đắc "Pháp Không" và hoàn toàn tự tại đối với các Pháp.
Trong khi quán chiếu tự tính vô thường và vô ngã của vạn pháp, Ngài lại thấy rõ "Không Tính" (śūnyatā) là tính không sinh diệt của vạn pháp. Tính vượt thoát mọi ý niệm của tri giác. Do sự quán chiếu thâm sâu như vậy, nên tuệ giác bắt đầu phát sinh ở nơi Ngài.
Bằng tuệ giác ấy, Ngài soi chiếu vào tự thân và thấy rõ nhân duyên của mình từ một kiếp, hai kiếp cho đến vô lượng kiếp trong quá khứ, với tên như vậy, với dòng họ như vậy, với cha mẹ như vậy, với quốc độ như vậy, với hành nghiệp như vậy... sự thấy rõ như vậy là túc mạng minh.
Ngài đã chứng đạt được minh này vào cuối canh một của đêm thành đạo.
Tiếp tục thiền quán, Ngài dùng tuệ giác để soi chiếu nhân duyên và nghiệp quả của hết thảy chúng sanh, Ngài đã thấy nhân duyên và nghiệp quả của những loài chúng sanh, sanh từ ẩm thấp, từ trứng, từ thai, từ sự biến hóa. Sự thấy rõ như vậy gọi là thiên nhãn minh.
Ngài đã chứng được minh này vào cuối canh hai của đêm thành đạo.
Ngài vừa chứng thiên nhãn minh thì lúc ấy sấm sét tung nổ vang trời và mưa bắt đầu tuôn xuống xối xả.
Nhưng, Ngài vẫn điềm nhiên bất động, dẫn tâm hướng đến lậu tận trí. Và đã biết như thật: Đây là Khổ. Đây là tập khởi của Khổ. Đây là sự vắng mặt của Khổ. Và đây là con đường thoát ly khổ đau.
Sau khi đạt được sự hiểu biết chân thật như vậy rồi, Ngài tiếp tục quán chiếu để thấy rõ:
"Đây là những ước muốn mê lầm. Đây là những kiến thức mê lầm. Đây là những mê lầm do vô minh.
Đây là nguyên nhân của sự ước muốn mê lầm. Đây là nguyên nhân của những kiến thức mê lầm. Đây là nguyên nhân của sự mê lầm do vô minh.
Đây là sự vắng mặt của nguyên nhân mê lầm. Đây là sự vắng mặt những nguyên nhân của kiến thức mê lầm. Đây là sự vắng mặt của những nguyên nhân sinh khởi vô minh.
Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ những ước muốn mê lầm. Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ những kiến thức mê lầm. Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ những mê lầm do vô minh".
Bằng con đường thiền quán soi rọi vào tâm thức như vậy, Ngài đã loại hết thảy dục vọng, hết thảy những nhận thức sai lầm, và phá tan toàn bộ vô minh.
Bấy giờ, Ngài biết rõ, Ngài đã hoàn toàn giải thoát, không còn bị ràng buộc bởi các lậu hoặc và tự tuyên bố:
“Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc đáng làm đã làm xong, vĩnh viễn không còn tái sanh nữa”.
Với sự thấy rõ về chính mình như vậy, gọi là lậu tận minh.
Ngài đã chứng đạt minh này vào cuối canh ba của đêm thành đạo.
Và cùng lúc ấy, Ngài quán chiếu thấy rõ mọi nhân duyên của hết thảy các ngôn ngữ và âm thanh, nên Ngài đã chứng được thiên nhĩ thông.
Tiếp tục thiền quán, Ngài chứng được tha tâm thông, biết rõ hết thảy tâm trạng của vạn loại chúng sanh.
Và đồng thời, Ngài đã chứng luôn thần túc thông, Ngài không còn bị bất cứ một vật nào làm chướng ngại bước chân đi.
Chướng ngại đã qua, bóng tối đã tan, nắng ấm đã lên, Ngài nhìn mọi vật mỉm cười và tự nhủ:
“Cửa vô sinh bất diệt đã mở ra, Đạo lớn đã thành”.
Lúc bấy giờ là ngày mồng 8 tháng chạp Âm lịch, khi đó Ngài 35 tuổi.
Sau khi thành đạo, đức Thế Tôn không vội chuyển vận pháp luân, Ngài đã dành bảy tuần để chiêm nghiệm sâu vào đạo lý mà Ngài vừa chứng ngộ.
* Tuần thứ nhất:
Ngài ngồi lắng yên để cảm nhận niềm vui hạnh phúc, sau đó, đêm cuối tuần Ngài mới bắt đầu quán chiếu sâu vào lý mười hai Duyên khởi.
Đầu tiên Ngài quán chiếu nguyên lý mười hai Duyên khởi từ dưới lên và từ trên xuống.
Ngài ghi nhận và thấy rõ rằng: “Do cái này sanh, nên cái kia sanh. Do cái kia có nên cái này có. Do duyên vô minh mà có các hành, do duyên các hành mà có thức; cho đến do duyên sanh mà có lão tử”.
Thấy rõ ràng như vậy xong, đức Thế Tôn tự nói bài kệ:
“Bậc Thánh nhìn các pháp
Sanh khởi do tương quan
Thấy pháp tương quan sanh
Pháp do nhân duyên có”.
Vào nửa đêm, đức Thế Tôn quán chiếu tiếp mười hai Duyên khởi từ đầu đến cuối, từ thuận đến nghịch. Ngài ghi nhận và thấy rõ rằng: "Do không có cái này nên không có cái kia. Do cái kia diệt nên cái này diệt. Do vô minh diệt nên hành diệt, cho đến sanh diệt nên lão tử diệt".
Thấy rõ ràng như vậy xong, đức Thế Tôn nói bài kệ:
“Bậc Thánh nhìn các pháp
Sanh khởi do tương quan
Thấy pháp tương quan sanh
Diệt từ nhân duyên diệt”.
Vào cuối nửa đêm, đức Thế Tôn quán chiếu tiếp mười hai Duyên khởi, từ đầu đến cuối, từ cuối đến đầu.
Ngài ghi nhận và thấy rõ ràng: "Cái này sanh nên cái kia sanh, cái này không có nên cái kia không có. Do cái này diệt nên cái kia diệt. Do vô minh duyên hành, cho đến sanh duyên lão tử, chúng đều tương quan sanh khởi. Nếu vô minh không có thì hành không có, cho đến sanh không có thì lão tử không có. Nếu vô minh diệt thì hành diệt cho đến sanh diệt thì lão tử diệt".
Quán chiếu và thấy rõ ràng như vậy xong, đức Thế Tôn tự nói bài kệ:
“Bậc Thánh nhìn cuộc đời
Thấy tương quan sanh diệt
Tà kiến rã tan tành
Mặt trời tỏa không trung”.
* Tuần thứ hai:
Sau khi quán chiếu nguyên lý mười hai Duyên khởi xong, đức Thế Tôn đứng dậy rời khỏi cây Pippāla không xa, ngồi xuống với tư thế hoa sen, xây mặt vào cây Pippāla, lấy cây Pippāla làm đối tượng quán chiếu suốt bảy ngày, sau đó Ngài nhìn cây Pippāla mỉm cười và nói:
“Chính ở đây, ta đặt gánh nặng sanh tử xuống. Ta chấm dứt vô biên ngằn mé của khổ đau”.
* Tuần thứ ba:
Đức Thế Tôn rời cây Pippāla đến kinh hành và ngồi kiết già dưới cây Ma-lê-chi, trải qua bảy ngày cảm nhận niềm vui của giải thoát ở trong thiền định. Và sau khi Ngài xuất định, có Đại Long Vương tên là Kala đến đảnh lễ đức Thế Tôn và thưa:
"Bạch đức Thế Tôn! Cung điện này của con, xưa con đã từng cúng dường chư Phật quá khứ, các Ngài Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni và Ca Diếp vì thương con nên đã thọ nhận, và các Ngài đều đã có an trú trong cung điện này. Nay, đức Thế Tôn là vị thứ tư, xin Ngài hãy thọ nhận sự cúng dường cung điện của con, để cho con được đầy đủ công đức từ bốn đức Thế Tôn.
Bấy giờ đức Thế Tôn hoan hỷ thọ nhận cung điện của Đại Long Vương Kala.
* Tuần thứ tư:
Đức Thế Tôn ngồi thiền định ở trong cung điện của Đại Long Vương Kala cúng dường trải qua bảy ngày để cảm nhận niềm vui giải thoát.
Sau đó Ngài xuất định và gọi Long Vương đến bên cạnh, truyền trao ba pháp quy y và năm giới cấm.
Đại Long Vương là vị thọ tam quy, ngũ giới làm Ưu Bà Tắc đầu tiên của các loài súc sanh trong thế gian.
Bấy giờ cũng có một Long Vương tên là Mucalinda (Mục Chơn Lân Đà) hướng đến đức Thế Tôn đảnh lễ và thưa:
"Bạch đức Thế Tôn! Cung điện này là của con, xưa con đã từng cúng dường chư Phật quá khứ, các Ngài Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni và Ca Diếp, các Ngài đã vì thương con mà thọ nhận đều có an trú trong cung điện này.
Nay đức Thế Tôn là vị thứ tư, xin Ngài hãy thọ nhận sự cúng dường cung điện của con, để con có đầy đủ công đức và lợi ích lớn từ bốn đức Thế Tôn".
* Tuần thứ năm:
Sau khi đức Thế Tôn thọ nhận sự cúng dường cung điện của Long Vương Mucalinda (Mục Chơn Lân Đà) xong, Ngài ngồi yên lắng đi vào thiền định bảy ngày bất động để cảm nhận sâu niềm vui giải thoát.
Trong bảy ngày đó,

BÀI ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM

một tờ kinh thiêng

một tờ kinh thiêng


ALBUM LỄ TANG THÂN PHỤ Thượng Tọa THÍCH THÁI HÒA

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn

Theo Dấu Chân Thầy

Phim Pictures "Con đường xưa Thầy đi" nhân ngày vào Gia Định-Saigon từ 01 đến 07- 3 - Tân Mão- 2011.


Lên đầu trang
Xuống cuối trang