Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

TĂNG TRƯỞNG TÂM BỒ ĐỀ

Share |

TĂNG TRƯỞNG TÂM BỒ ĐỀ
"Trong Đạo Phật chỉ có Giới - Định - Tuệ mà không có giáo quyền, chỉ có tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn mà không có mê vọng và tham vọng, chỉ có khởi nguyện và lập hạnh mà không có áp đặt, và chỉ có mọi sự hiện hữu trong hỗ tương và viên dung vô ngại, mà không có sự hiện hữu đơn thuần và độc đoán".

Chiều ngày 08 tháng 07 năm Nhâm Thân (1992), tại giảng đường chùa Từ Đàm-Huế có buổi hội thảo của Tăng Ni Thừa Thiên, để đóng góp cho việc tu chỉnh Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), trong hội nghị nầy, tôi tham gia với tư cách đại diện Tăng chúng và Phật tử chùa Phước Duyên, và đã phát biểu về nhận định của mình đối với Hiến chương của GHPGVN như sau:

1. Phương châm hoạt động của GHPGVN là: “Đạo pháp-Dân tộc-Xã hội chủ nghĩa”.

Tôi đề nghị, nên bỏ vế “Xã hội chủ nghĩa” trong phương châm hoạt động của Giáo hội (GH). Tại sao? Tại vì Tăng Ni Phật tử chúng ta không thể nào gặp người Cọng sản ở nơi XHCN, và người Cọng sản cũng không thể nào gặp Tăng Ni Phật tử chúng ta ở nơi Đạo Pháp. Nếu chúng ta có gặp nhau chăng, là gặp nhau ở nơi lý tưởng phụng sự dân tộc.

Tăng Ni Phật tử Việt Nam chúng ta nỗ lực học hỏi, tu tập để rút được những tinh hoa của Đạo Pháp, nhằm phụng sự dân tộc, nơi mà chúng ta đã có nhân duyên sinh ra và lớn lên.

Và người Cọng sản cũng nên rút tỉa những tinh hoa của chủ nghĩa Mác-Lê để phụng sự dân tộc, bởi vì không một ai trong người Việt Nam chúng ta không là gốc rễ Việt Nam trước khi trở thành người Cọng sản, hay trở thành tín đồ của các Tôn giáo.

Vì vậy, Tăng Ni Phật tử Việt Nam chúng ta, chỉ hoạt động trong phạm vi Đạo Pháp và Dân tộc, còn Xã hội chủ nghĩa là để cho những người Cọng sản hoạt động.

Do đó, trong Hiến chương GH, nên chấm dứt cái đuôi “Xã hội chủ nghĩa” theo sau.

2. Trong Hiến chương của GHPGVN, không có Đạo kỳ. Tại sao? Năm 1963, chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, chỉ vì ra lệnh triệt hạ cờ Phật giáo vào ngày 8/04/Âm lịch, nên đã đưa đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và cuối cùng dẫn đến sự cáo chung của nền Đệ nhất Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam.

Trong Hiến chương GHPGVN không công nhận giáo kỳ, là Giáo hội ấy tự phủ nhận công lao của Tăng Ni Phật tử Việt Nam trong một giai đoạn tất yếu của lịch sử.

3. Tổ chức Gia đình Phật tử (GĐPT) là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần Phật giáo, để góp phần xây dựng đất nước. Tại sao trong Hiến chương GHPGVN không có? Làm thế nào mà chúng ta lại có thể triệt hạ mầm móng của chúng ta ngay trong pháp lý hoạt động.

4. Tổ chức mang danh nghĩa Phật giáo là để phụng sự con người và nhân loại theo hướng trí tuệ và từ bi, mà không phải phục vụ cho một cá nhân, một tập thể, một triều đại hay một chủ nghĩa nào.

Do đó, GHPGVN không nên là “thành viên đáng tin cậy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) chỉ là một tổ chức chính trị, mục đích là để tuyên truyền đường lối chính sách, chủ trương của Đảng Cọng sản Việt Nam.

Trái lại, tổ chức Phật giáo, mục đích là để kế thừa và hoằng truyền chánh pháp của Đức Phật, lịch đại Tổ sư qua các thời đại để giúp đời, nên hai tổ chức ấy không thể gắn liền với nhau, và không thể lầm lẫn mục đích của nhau.

Bản Hiến chương của GHPGVN ra đời năm 1981, sau khi đọc xong, tôi có đến đảnh lễ Hòa Thượng Thích Mật Hiển (tức là Ôn Hòa Thượng Trúc Lâm) và trình bày với Hòa Thượng rằng:

“Bạch Ôn! Ôn là Trưởng tiểu ban soạn thảo Hiến chương của GH, sao Ôn lại viết GH hoạt động theo phương châm: Đạo pháp-Dân tộc-Xã hội chủ nghĩa; sao trong Hiến chương không có giáo kỳ; không có tổ chức GĐPT và tại sao GH lại là thành viên đáng tin cậy của MTTQVN?”.

Ôn dạy: “Tôi không hề soạn Hiến chương ấy, Hiến chương ấy do Ban Tôn giáo Chính phủ, và MTTQVN tự biên, tự diễn, rồi họ mượn danh của tôi đặt vào”.

Nghe Ôn dạy: Tôi cúi đầu đảnh lễ, và không biết ăn nói làm sao nữa, ôm nỗi đau ấy trong lòng, cho đến 14 giờ chiều 08/07/năm Nhâm Thân (1992), tại giảng đường chùa Từ Đàm, trước đông đảo Tăng Ni Thừa Thiên-Huế, tôi chỉ nói lên được một vài điều như đã trình bày. Nỗi đau ấy vẫn liên lỉ tiếp tục cho đến nay, và không biết đến khi nào mới chấm dứt. Bấy giờ, trước khi nói, tôi đã biết chắc chắn rằng, mọi khó khăn sẽ đến với tôi, nhưng tôi đã sẵn sàng chấp nhận những khó khăn ấy, như là những chất liệu bổ dưỡng để tăng trưởng tâm bồ đề của mình.
Thích Thái Hòa

Bảy vai trò của người nữ Huynh trưởng trong GĐPT.

Thầy Thái Hòa mở đầu bài đạo từ bằng cách nhắc nhở chị em bảy vai trò mà chỉ có phái yếu Việt Nam, người HT nữ GĐPT/VN mới có. Hãy ôn lại, nhắc nhở bảo ban nhau thành toàn thì chắc chắn tổ chức sẽ vươn lên bằng con tim yêu thương, bằng tấm lòng bao dung quảng đại vị tha, bằng nghĩa cử cao cả hướng thượng của bậc nữ nhi hào kiệt trong chánh pháp của Như Lai. Bảy vai trò ấy là:

1.- Vai trò người con gái dể thương của Tổ Tiên, Tộc họ và Gia đình.

Đó là cung cách đoan trang, khép nép, ít nói và diệu dàng, kham nhẫn chịu đựng bền bĩ, vượt qua những khó khăn và chướng ngại, bằng con tim yêu thương và tâm hồn độ lượng, bao la.

2.- Vai trò làm mẹ.

Người Phụ Nữ Việt Nam dạy con từ thuở hoài thai. Đã thỏ thẻ hát ru từ khi con còn trong bụng mẹ. Thân hành mẹ không làm điều xấu, khẩu hành mẹ không dám nói lời thô, Ý hành mẹ kèm chế tam độc Tham Sân Si. Mẹ nuôi dưỡng thánh thai Bồ Tát. Mẹ vóc hạt, nhưng vẻ phát cả bầu trời hành hoạt cho con.

3.- Vai trò làm vợ.

Chị em có thể tự hào về đức kham nhẫn, chịu đựng gian lao, hy sinh đời mình cho các thành viên trong gia đình là số một. Quán xuyến bao biện chu toàn để mọi người có thể an tâm làm việc to tát hơn, phục vụ gia đình xã hội và quốc gia. Là người quản lý điều hành nền kinh tế gia đình. Chỉ có phát triển ít khi thâm hụt.

4.- Vai trò làm dâu.

Chỉ có người con gái Việt Nam mới kính lễ ông bà cha mẹ, chiêm thị cung cấp săn sóc không quên. Phục vụ với tấm lòng vô cầu. Thành toàn nghĩa vụ làm dâu, mà khắp cả năm châu ít có.

5.- Vai trò người nữ dễ thương trong xã hội.

Những chiến sĩ nơi sa trường, sẳn sàng hy sinh không rời chiến tuyến một phần cũng vì sự hổ thẹn với chị em, không muốn cô phụ chén cơm bác nước, cánh thư trên đường đi cũng như chốn biên thùy. Người con gái Việt Nam biểu tượng của yêu thương, của cái đẹp ngọt ngào, lấn lướt cả trăng sao.

6. Vai trò của bậc nữ nhi trong chánh pháp.

Một Liên Hoa Sắc, Trong uế trược của đời thường nữ nhi vẫn tin tưởng nơi tính Phật bất nhiễm mà liễu chứng lục thông, mà thoát vượt sanh tử luân hồi. Một Tỳ Xá Khư đệ nhất nữ nhi hộ trì tăng đoàn tứ sự, giúp cho chồng đạt ngữ biểu Cấp Cô Độc hơn hai ngàn năm nào ai dễ quên. Một Thắng Man Phu Nhân chưa hề gặp Phật mà tín tâm chất ngất, đã hiển lộ tự tánh như Từ Thị Mâu Ni. . ..

7.- Vai trò Người Nữ Huynh Trưởng trong Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Nói đến tổ chức GĐPTVN là nói đến tổ chức áo Lam. Trên quả địa cầu gặp nhau dù ở đâu dù chưa quen biết vẫn tin nhau hơn cả anh chị em ruột thịt trong nhà. Nếu có ai hỏi tại sao? Anh chị em nào có ai đáp được. Thật bất khả tư nghì. Nhìn qua trong bửa ăn, nhìn qua trong lúc nghỉ, hay trong phút sinh hoạt, Cánh mày râu mới thấy chị em đẹp làm sao, không bút nào tả được, cung cách chị em phục vụ cho mọi người.

Bất cứ một nam nhân nào có vợ là nữ Phật Tử phải nói là hữu hạnh. Vì ít ra ngoài sự tuân vâng cha mẹ lại còn biết nghe lời anh lời chị, và nhất là sợ xấu hổ với các em.

Muốn thành toàn bảy thiên chức, bảy vai trò ấy thì chớ có:

* Đừng ngủ quên trên sở học.

* Đừng ngủ quên trên chức vụ của mình.

* Tu thân là chính.

* Dân chủ dân quyền, tự do bình đẳng là bản lãnh trui rèn thực hiện nơi ta. Nào phải ai cho mới được

- Đòi tự do đi lại mà đôi chân bị què thì làm sao để đi.

- Đòi tự do ngôn luận mà miệng thì câm, dốt đặt không biết chữ, thì tự do ngôn luân để làm gì?

- Đòi tự do dân chủ dân quyền, mà thân thì bại liệt, vô khí lực, nào có ích chi?

Do vậy khi bước vào cuộc đời với thân và tâm THANH TỊNH thì HÒA HIỆP là vấn đề không cần tranh cãi. PhẬT sự thành tựu há còn phải đi đòi tìm nơi nào.
Thích Thái Hòa

BÀI ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM

một tờ kinh thiêng

một tờ kinh thiêng


ALBUM LỄ TANG THÂN PHỤ Thượng Tọa THÍCH THÁI HÒA

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn

Theo Dấu Chân Thầy

Phim Pictures "Con đường xưa Thầy đi" nhân ngày vào Gia Định-Saigon từ 01 đến 07- 3 - Tân Mão- 2011.


Lên đầu trang
Xuống cuối trang